CON NGƯỜI THA HƯƠNG TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ THIỆN KHÁI VÀ NGUYỄN NGỌC TƯ

Authors

  • Bùi Thị Tuyền
  • Lê Thị Thanh Nhàn

DOI:

https://doi.org/10.5281/zenodo.13877660

Keywords:

Nguyễn Ngọc Tư, Vũ Thiện Khái, tha hương, bản sắc giới.

Abstract

Vũ Thiện Khái và Nguyễn Ngọc Tư là hai nhà văn có sự khác biệt về quê quán, xuất thân và giới phái/ giới tính nhưng đều có những tác phẩm đặc sắc về chủ đề tha hương. Nếu Vũ Thiện Khái miêu tả những di dân từ miền Bắc vào miền Nam sinh sống thì Nguyễn Ngọc Tư thường viết về những lưu dân vùng Nam Bộ có cuộc sống phiêu bạt trên vùng sông nước Cửu Long. Nếu nhân vật của Vũ Thiện Khái do hoàn cảnh xã hội, gia đình hoặc vì mưu sinh mà phải di cư tìm cuộc sống mới thì con người Nam Bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư lưu lạc vì muốn trốn chạy bi kịch gia đình, tình yêu, mặc cảm thân phận. Nếu nhân vật tha hương trong truyện ngắn Vũ Thiện Khái mang nỗi niềm hoài hương tha thiết nhưng không đau khổ, thất vọng, hụt hẫng, chới với ở mảnh đất mới thì nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư nhiều đau đớn, dằn vặt, xa lạ ngay trên vùng sông nước Nam Bộ thân thuộc. Từ góc độ địa lý – văn hóa và giới phái/ giới tính, bài báo này phân tích chủ đề con người tha hương trong truyện ngắn của Vũ Thiện Khái và Nguyễn Ngọc Tư, chỉ rõ điểm tương đồng và khác biệt trong cách thể hiện chủ đề tha hương trong truyện ngắn của hai tác giả.

Published

2024-09-12