NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA NẤM MỐI ĐEN (Xerula radicata)  TRÊN CÁC MÔI TRƯỜNG NHÂN GIỐNG CẤP 2 VÀ NHÂN GIỐNG CẤP 3

Các tác giả

  • ThS. Nguyễn Thị Hương Bình Trường Đại học Quảng Bình, 312 Lý Thường Kiệt, Phường Bắc Lý, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình, Việt Nam
  • Nguyễn Đức Bình

DOI:

https://doi.org/10.5281/zenodo.15063173

Từ khóa:

Xerula radicata, nấm mối đen, hệ sợi nấm, sợi nấm, nhân giống cấp 2, nhân giống cấp 3

Tóm tắt

Nấm mối đen (Xerula radicata, Oudemansiella radicata, Hymenopellis radicata) được xem là thực phẩm có nhiều đặc tính rất quí, hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, có chứa các acid amin thiết yếu, giàu chất khoáng, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Trong quy trình nuôi trồng nấm, giai đoạn nuôi cấy hệ sợi có vai trò hết sức quan trọng. Môi trường dinh dưỡng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sợi. Mục tiêu nghiên cứu này nhằm xác định môi  trường nhân giống cấp 2 và cấp 3 phù hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển của nấm mối đen (Xerula radicata). Kết quả nghiên cứu về môi trường nhân giống cấp 2 đã xác định môi trường meo hạt tốt nhất có thành phần là Thóc, bổ sung bột bắp 2%, cám gạo 3%, bột trùn quế 1% cho chiều dài lan tơ nhanh nhất 9,233 cm, ngày tơ kín bịch sớm nhất 30,07 ngày, tốc độ lan tơ là 0,399 cm/ngày, hệ tơ phát triển trắng và dày, tỷ lệ bị nhiễm thấp nhất là 11,11%. Môi trường nhân giống cấp 3 có thành phần gồm Mùn cưa, bổ sung bột bắp 5%, cám gạo 5%, bột nhẹ 1%, phân trùn quế 5% là phù hợp nhất để nhân giống sản xuất nuôi trồng nấm Mối đen, cho kết quả số ngày tơ lan kín bịch sớm nhất 53,17 ngày, tốc độ lan tơ trung bình là 0,395 cm/ngày, tỷ lệ nhiễm đạt thấp nhất là 9,57%. Hệ sợi có màu trắng, mật độ dày.

Đã Xuất bản

2025-03-21

Số

Chuyên mục

Các bài báo